Mục lục
Carburetor
Mỗi bộ phận cấu thành nên chiếc xe bạn đang đi hàng ngày đều có vai trò quan trọng, nếu nó bị thiếu hoặc hư hỏng sẽ gây mất an toàn, thậm chí là hỏng xe.
Trong series tìm hiểu về xe cộ của Ô Tô Hoàng Long thì hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một thiết bị có tên rất lạ nhưng lại quen thuộc- Carburetor.
Vậy Carburetor là gì? Cấu tạo, cơ chế hoạt động của nó ra sao?

Carburetor Là Gì?
Carburetor (tiếng việt là bộ chế hòa khí hay bình xăng con) là thiết bị trộn không khí và nhiên liệu để cung cấp cho động cơ đốt trong theo một tỷ lệ thích hợp cho quá trình đốt cháy.
Mặc dù các loại xe ô tô sản xuất sau năm 1980 đều thay thế bình xăng con bằng công nghệ phun nhiên liệu. Tuy nhiên, Carburetor là bộ phận thiết yếu của nhiều dòng xe máy hiện nay vì thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp và dễ sửa chữa.
Sự khác biệt chính giữa carburetor và phun nhiên liệu fuel injection là phun nhiên liệu đi qua một vòi phun nhỏ dưới áp suất cao, trong khi bộ chế hòa khí dựa vào lực hút được tạo ra bởi không khí nạp được tăng tốc qua ống để hút nhiên liệu vào luồng khí.
Cấu tạo của Carburetor
Carburetor bao gồm các bộ phận là: bướm khí, vòi xăng chính, hạt khuếch tán, buồng phao, bàn đạp ga, bướm ga, kim van xăng từ bơm tới. Mặc dù có khá nhiều bộ phận trong cấu tạo của một bình xăng con.

Tuy nhiên, các bộ phần đều được thiết kế tinh gọn, có tính kết nối chặt chẽ với nhau để tạo nên tính thống nhất. Hạt khuếch tán hay buồng hòa khí là bộ phận quan trọng nhất của Carburetor.
Thiết kế tương đối giống một đoạn ống thông thường nhưng đoạn giữa ống được thắt lại để tạo thêm một ông phun mới cho đường xăng chính.
Cơ chế hoạt động của Carburetor
Cơ chế hoạt động của bình xăng con là sự phối hợp nhịp nhàng của từng bộ phận. Khi động cơ máy được kích hoạt, vườn khí và bướm ga được mở cùng lúc. Khi đó, không khí bên ngoài sẽ di chuyển vào trong thông qua họng khuếch tán.
Tốc độ của dòng khí sẽ giảm xuống do bị thắt lại ở đoạn giữa ống. Lúc này, áp suất sẽ bị giảm xuống tạo ra chân không.
Nó tạo điều kiện để bình xăng con hút nhiên liệu từ bình xăng chính từ buồng phao và phun ra dưới dạng tia. Tốc độ không khí cao khiến nhiệt cũng tăng lên đáng kể.
Khi đó xăng sẽ phun theo dòng và được trộn lẫn với không khí trong bình. Kết hợp với cơ chế bay hơi sẽ tạo ra hỗn hợp khí cháy và được đưa vào buồng đốt.
Xem thêm: Traction Control Là Gì?
Ưu và nhược điểm của Carburetor
Về mặt ưu điểm, bộ chế hòa khí sở hữu những tính năng được đánh giá cao như:
Hoạt động dựa trên nguyên tắc hoạt động cơ học nên Carburetor được thiết kế với các chi tiết đơn giản, dễ tháo lắp. Điều này tạo ra lợi thế lớ trong việc sửa chữa và thay thế.
Sản phẩm có giá thành tương đối rẻ, không ảnh hưởng quá nhiều đến kinh tế.
Tuy nhiên, Carburetor cũng tồn tại một số nhược điểm chưa thể cải thiện là:
Sau một thời gian sử dụng, Carburetor sẽ giảm hiệu suất hoạt động, dẫn đến tình trạng khó nổ hoặc không nổ.
Do thường xuyên tiếp xúc với xăng nhớt nên sản phẩm dễ bị hao mòn. Cần phải chú ý vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ.
Bộ chế hòa khí sẽ dẫn đến tình trạng tốn nhiên liệu nếu bị xuống cấp.
Làm thế nào để điều chỉnh Carburetor xe máy đúng cách
Trong những trường hợp bình xăng con gặp vấn đề, bạn buộc phải chỉnh sửa nó để quá trình di chuyển không bị gián đoạn. Để bộ chế hòa khí hoạt động tốt và bình thường trong mọi tình huống, đòi hỏi mức xăng trong buồng phao của xe phải được không chế bằng nhiều cách khác nhau.
Nếu không đủ thời gian để mang đến tiệm sửa chữa, bạn có thể tự sửa tại nhà. Dưới đây là một số lưu ý để bạn căn chỉnh Carburetor đúng cách:
– Làm sạch bugi, lọc xăng, lọc gió,…đúng chuẩn kỹ thuật.
– Đảm bảo khe hở điện cực bugi luôn ở mức chuẩn là 0,5mm.
– Nên làm nóng máy trước khi chỉnh từ 10 – 15 phút.
Hướng dẫn các bước vệ sinh Carburetor
Mọi bộ phận đều cần được vệ sinh thường xuyên và đúng cách nếu muốn chúng hoạt động hiệu quả và lâu dài. Tuy nhiên, không nhiều người chú ý đến vấn đề này.
Nếu bạn đang có ý định vệ sinh Carburetor thì rất nên xem các bước hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Tháo lần lượt các chi tiết bộ lọc khí của Carburetor, sau đó dùng khăn mềm làm sạch bụi bẩn.
- Bước 2: Tiến hành vệ sinh vít để ngăn chặn cặn và bụi bẩn do hỗn hợp xăng và không khí gây ra. Chúng có thể là tác nhân gây cản trở quá trình hoạt động của bình xăng con.
- Bước 3: Kiểm tra kỹ các chi tiết của bộ lọc khí, nếu nhận thấy mọi thứ đã được sạch sẽ thì tiến hành lắp ráp lại như lúc đầu.
Hướng dẫn vệ sinh Carburetor đúng cách
Hy vọng nội dung bài viết của Ô Tô Hoàng Long đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất về Carburetor. Việc am hiểu cấu tạo và cách thức hoạt động, công dụng của mỗi bộ phận trong hệ thống vận hành giúp ích rất nhiều cho người lái.