Mục lục
Bạn bắt gặp đâu đó khái niệm phanh tang trống, nhưng không biết phanh tang trống là gì?
Cùng Ô Tô Hoàng Long tìm hiểu khái niệm chính xác về phanh tang trống và những đặc tính cũng như lưu ý khi sử dụng loại phanh này qua bài viết sau.
Phanh Tang Trống Là Gì?
Phanh tang trống là một bộ phận cơ khí có tác dụng hãm tốc độ cho xe, còn được biết đến với cái tên phanh guốc, phanh đùm.
Điểm đặc trưng của phanh tang trống là được sử dụng rộng rãi trong các phương tiện giao thông hiện nay. Chẳng hạn như xe máy, ô tô, xe đạp,… giúp người điều khiến kiểm soát tốt tốc độ đang đi và dừng lại kịp thời trong những trường hợp khẩn cấp.
Phanh tang trống trên ô tô hiện đại lần đầu tiên được sử dụng trên một chiếc ô tô do Maybach sản xuất vào năm 1900, mặc dù bằng sáng chế sau đó được cấp cho Louis Renault vào năm 1902.
Cấu tạo phanh tang trống
Về mặt cơ bản, phanh tang trống có cấu tạo gồm các bộ phận như:
- Trống phanh: Hình trụ rỗng, thường được làm bằng gang xám, chịu được mài mòn, có đồ bền rất cao, có khả năng tiêu tán nhiệt khi phanh, nhưng nhược điểm là khá nặng và dễ vỡ.
- Má phanh: Thường được làm từ nhôm đúc, có trọng lượng nhẹ và tản nhiệt tốt, được dán hoặc vít cố định lên guốc phanh, sẽ mòn đi khi phanh.
- Guốc phanh: Thường được làm từ nhôm đúc, có trọng lượng nhẹ và tản nhiệt tốt.
- Mâm phanh: Được gắn bằng bulong vào trục bánh xe, trên mâm phanh cũng có các lỗ, vấu lồi để gắn xilanh thủy lực, lò xo giữ guốc phanh và cáp phanh tay.
- Piston, xi lanh bánh xe, cuppen, lò xo hồi vị và một số bộ phận có nhiệm vụ truyền lực khác.
Nguyên lý hoạt động phanh
Khi đạp phanh, dầu phanh được truyền từ bình xi lanh chính đến xi lanh bánh xe. Khi đã truyền đầy dầu trong xi lanh bánh xe, áp suất tác động lên piston đẩy guốc phanh sang hai bên.
Sau đó, phần guốc phanh sẽ ép má phanh vào trống phanh (trống phanh gắn liền với bánh xe) tạo ra ma sát giúp bánh xe quay chậm cho đến lúc dừng lại.
Khi nhả phanh, không có sự xuất hiện của áp suất đến xi lanh, lực của lò xo phản hồi đẩy guốc phanh trở về vị trí ban đầu và xe di chuyển bình thường.
Các loại phanh tang trống phổ biến hiện nay
Phanh tang trống có thể được chia thành 4 loại tuỳ vào sự kết hợp, mục đích của guốc dẫn và kéo:
– Loại dẫn và kéo: Đây là loại phanh tang trống có xi lanh bánh xe và neo cố định.
– Loại hai guốc dẫn: Loại phanh này có hai bánh xi lanh cố định, được liên kết thông qua một bộ điều chỉnh, tạo ra lực phanh rất lớn.
– Loại một trợ động: Phanh tang trống loại này có cấu trúc gồm xi lanh bánh xe cố định, xi lanh điều chỉnh, một trợ động.
– Loại hai trợ động: Được cấu tạo bởi xi lanh bánh xe cố định, xi lanh điều chỉnh và hai trợ động.
Ưu Nhược Điểm Của Phanh Tang Trống
Phanh tang trống có các ưu nhược điểm như sau:
Xét về mặt ưu điểm
Phanh tang trống có kết cấu đơn giản nên dễ dàng tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa,… Qua đó, giúp tiết kiệm chi phí bảo trì cho chủ xe.
Quá trình sử dụng phanh đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không xảy ra tình trạng xe bị trượt lết gây nguy hiểm cho đối tượng điều khiển phương tiện.
Ưu điểm tiếp theo đó là phanh tang trống có khả năng cường hóa. Đặc biệt phù hợp với ô tô có trọng lượng lớn.
Sản phẩm có thiết kế nguyên khối, kín, giúp tránh được tác động từ môi trường xung quanh. Đồng thời, cho thời gian sử dụng lâu và phù hợp với điều kiện đường xá, thời tiết khác nhau.
Chi phí lắp đặt, chế tạo phanh tang trống thấp hơn phanh đĩa. Cho nên, có thể áp dụng rộng rãi trong kỹ thuật lắp ráp động cơ phương tiện và giúp hỗ trợ giảm giá thành sản xuất.
Xét về mặt nhược điểm
Hiệu quả của phanh tang trống thấp hơn so với phanh đĩa do thời gian giảm tốc chậm. Đặc biệt khi phanh gấp dễ xảy ra tai nạn.
Do có thiết kế nguyên khối nên khả năng tản nhiệt của phanh tang trống khá kém. Dễ bám bụi tại guốc phanh, xi lanh bánh xe, tang trống khiến những bộ phận này nhanh mòn khi hoạt động liên tục.
Trọng lượng phanh tang trống nặng hơn nhiều so với phanh đĩa.
Lớp vật liệu dùng làm bề mặt ma sát được chế tạo từ asbestos hoặc hợp chất của asbestos. Từ đó có thể gây ra một số vấn đề làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, phanh tang trống có thiết kế kín làm giảm khả năng phanh. Nguyên nhân là do hơi nóng trong quá trình hoạt động thoát nhiệt kém. Gây ra sự giãn nở nhiệt của các thành phần có trong cơ cấu phanh.
Xem thêm: Lốp Xe Ô Tô Đi Bao Nhiêu Km Thì Thay?
Những lỗi thường gặp khi sử dụng phanh tang trống là gì?
Một số lỗi thường gặp khi sử dụng phanh tang trống là gì?
Mặc dù phanh tang trống là sản phẩm khá phổ biến nhưng khi sử dụng thường gặp các lỗi sau:
Phanh tang trống bị kêu
Hiện tượng này rất dễ nhận thấy khi bạn sử dụng phương tiện. Sở dĩ, tình trạng này xảy ra là do đất cát hoặc nước dính vào má phanh. Làm cho mặt trống phanh trầy xước và gây ra tiếng kêu.
Để xử lý hiệu quả, bạn chỉ cần thực hiện vài thao tác và kỹ năng cơ bản. Chẳng hạn như vệ sinh lại hệ thống phanh, thay má phanh mới,…
Phanh tang trống không ăn
Đây được hiểu là hiện tượng bóp hoặc đạp phanh rất mạnh nhưng xe không giảm tốc độ hay giảm rất chậm. Trường hợp này xảy ra có thể là do má phanh bị mòn chưa được thay thế. Ngoài ra bề mặt má phanh dính dầu mỡ cũng là tác nhân làm giảm ma sát mà mọi người cần lưu ý.
Má phanh tang trống nhanh mòn hoặc trơ lì
Nguyên nhân có thể là do sử dụng má phanh tang trống kém chất lượng. Ngoài ra, má phanh bị rà liên tục vào trống phanh cũng là nguyên nhân khiến chúng nhanh mòn.
Bó phanh
Mọi người có thể hiểu đây là hiện tượng sau khi nhả phanh, má phanh không tách khỏi trống phanh để di chuyển về vị trí như ban đầu. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể là do lò xo hồi vị bị yếu. Đồng thời trục quả đào bị mòn và khô dầu.
Má phanh tang trống bong, vỡ
Đây là hiện tượng hiếm gặp nhưng hậu quả gây ra vô cùng lớn. Khi má phanh tang trống bị bong, vỡ sẽ khiến cho bánh xe bị kẹt cứng. Làm cho xe dừng lại đột ngột. Trường hợp này rất nguy hiểm khi đang đi nhanh hoặc di chuyển trên cung đường đông người.
Ở bài viết này, Ô Tô Hoàng Long đã giới thiệu cho bạn hiểu rõ phanh tang trống là gì và những lưu ý khi sử dụng loại phanh này. Chúc bạn vạn dạm bình an trên mọi nẽo đường.