Mục lục
Từ ngày 01/01/2020, luật phòng chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực với nội dung nghiêm cấm hành bi điều khiển tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (có thể tham khảo mức phạt tại đây). Nhiều bác tài tỏ ra hoang mang bởi hiện tại có rất nhiều thực phẩm có thể làm tăng nồng độ cồn, không chỉ có rượu bia.
Những thực phẩm nào làm tăng nồng độ cồn ?
Nhiều bác tài tỏ ra lo lắng không chỉ có rượu, mới làm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở. Trên thực tế, một số thực phẩm như hoa quả, thuốc hoặc thức ăn có nguồn gốc từ tinh bột, đường cũng làm người sử dụng tăng nồng độ cồn. Cụ thể là :
- Hoa quả: Vải, nho, dứa,…
- Một số loại thuốc: Siro cảm cúm, siro ho, thuốc có chứa ethanol,…
- Sô-cô-la.
- Thức ăn có nguồn gốc tinh bột, đường.
- Dung dịch sát trùng miệng, họng.
Thực hư chuyện bị CSGT “xử oan” vì hoa quả chứa nồng độ cồn ?
Theo một bác sĩ chia sẻ, CSGT thực hiện quy trình kiểm tra và xét nghiệm nồng độ cồn rất chính xác và rất khó có chuyện xử oan. Những thực phẩm như hoa quả, socola, thức ăn có nguồn gốc từ tinh bột, đường… đều có nồng độ cồn không cao và sẽ nhanh chóng bay hơi trong thời gian ngắn. Xét về mặt khoa học, những quy định theo nghị định 100/2019/CP-NĐ là không sai.
Những bác tài có kinh nghiệm chia sẻ, các trường hợp sử dụng các loại đồ ăn hoặc thuốc có chứa nồng độ cồn thì chỉ cần nghỉ ngơi khoảng 15 – 30 phút là có thể tham gia giao thông để tránh việc bị xử phạt nồng độ cồn không đáng có.
Ngoài ra, một số loại đồ uống có cồn khiến nhiều người lầm tưởng là không có có cồn ví dụ như nước trái cây lên men công nghiệp từ 3 – 5 độ cồn etylic (tương đương với nồng độ cồn có trong bia). Những nước trái cây lên men do gia đình ủ thủ công cũng có nồng độ cồn lên đến 12%. Các bác tài cần chú ý khi sử dụng để tránh bị xử phạt.